Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lịch sử Thất Phủ Quan Đế Miếu – Thất Phủ Võ Miếu – 越南七府關帝廟 – 七府武廟歷史

0 486

Lịch sử Thất Phủ Quan Đế Miếu – 越南七府關帝廟歷史 – Thất Phủ Võ Miếu –  七府武廟 , Thất Phủ Ngũ Bang – 七府五幫 là gì ?

Năm 1679, tướng Trần Thượng Xuyên (陳上川) dưới triều nhà Minh đã không quy phục triều Mãn Thanh nên đã dẫn theo 50 tàu chiến và hơn 5.000 binh sĩ và dân chúng đã đến cửa biển Tư Hiền tại Đà Nẵng – Việt Nam để thần phục chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Tần đã cho phép tướng Trần Thượng Xuyên và đoàn quân đến định cư và lập nghiệp ở vùng Cù Lao Phố nay là xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai . Vùng đất này từ khu vực hoang sơ đã trở nên là khu vực trù phú, thương nghiệp phát triển, giao thông lẫn hệ thống cảng sông ngòi đã hình thành và trở thành trung tâm thương mại của cả vùng và còn giao thương với các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Nhật Bản, Malaysia, …

Sau thời gian phát triển rực rỡ, đến năm 1976, chiến tranh liên miên giữa chúa Nguyễn và triều Tây Sơn và năm 1776, quân Tây Sơn đã đến đàn áp những người Hoa ở Cù lao Phố vì họ đã ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh nên khu vực này bị tàn phá nặng nề. Năm 1778, người Hoa bắt đầu di cư lên khu vực Chợ Lớn và bắt đầu lập nghiệp với cuộc sống mới ở đây. Thời gian sau, ngày càng nhiều người Hoa di cư đến vùng này cùng với nhiều người từ Trung Quốc sang giao thương khiến khu vực Chợ Lớn ngày càng phát triển và đông đúc.

Năm 1802, triều đình nhà Nguyễn lúc này đánh bại triều Tây Sơn đã yêu cầu người Hoa dựa trên giọng nói và phân thành 7 cộng đồng người Hoa hay còn gọi là 7 bang – thất phủ . Bảy (7) bang này bao gồm : Phúc Châu, Tuyền Châu, Chương Châu, Huy Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu . Các cộng đồng này đã xây rất nhiều chùa miếu để thờ bà Thiên Hậu và thờ Quan Đế với tâm niệm sẽ được phù hợp làm ăn, bảo vệ bình an và mang lại nhiều may mắn

Năm 1820, 7 bang này đã hùn tiền với nhau để xây Chùa để thờ phụng Quan Đế chung ở địa chỉ số 120 đường Quảng Đông – Chợ Lớn (120 Triệu Quang Phục ). Ngôi chùa này có tên Thất Phủ Võ Miếu七府武廟

Trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức vẫn có ghi chép lại Hội Quán Phúc Châu, Hội Quán Quảng Châu và Hội Quán Triều Châu được xây dựng gần Thất Phủ Võ Miếu. Trước năm 1975, 3 hội quán này có tên là Tam Sơn Hội Quán ( 三山會館 ),Tuệ Thành Hội Quán (穗城會館) và Nghĩa An Hội Quán (義安會館)

Thất Phủ Võ Đế Miếu - 七府武廟 – La Pagode des Sept Congrégations, 120 rue de Canton, carte postal 1908, vị trí ngày nay: 118-120 Triệu Quang Phục, Quận 5.
Thất Phủ Võ Đế Miếu – 七府武廟 – La Pagode des Sept Congrégations, 120 rue de Canton, carte postal 1908, vị trí ngày nay: 118-120 Triệu Quang Phục, Quận 5.

Khi tu sửa lần thứ 3 vào năm 1878, thông tin được ghi chép lại rằng 7 bang nói trên đã hùn tiền lại để tu sửa do đó được gọi tên là Thất Phủ Võ Miếu để thờ Quan Thánh Đế Quân chung với nhau. Bảng ghi chép được lưu truyền lại cũng ghi rõ số tiền mà 7 bang đã góp lại bao gồm :

  • Phúc Châu góp 1.070đ
  • Tuyền Châu góp 1.140đ
  • Chương Châu góp 1.000đ
  • Huy Châu góp 100đ
  • Quảng Châu góp 2.711đ
  • Triều Châu góp 2.885đ
  • Quỳnh Châu góp 1.927đ

Tháng 1 năm 1885, 7 bang trên gộp lại còn 5 bang tương đương 5 nhóm ngôn ngữ gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ (Hakka) và Hải Nam. Mỗi hội quán bầu ra Ban Trị Sự để hỗ trợ chính quyền Đông Dương trong việc quản lý người Hoa trong bang hội bao gồm các việc : phổ biến chính sách nhà nước, thu thuế, hỗ trợ người Hoa trong bang hội, … Mỗi hội quán đều xây dựng trụ sở hội quán riêng để xử lý công việc trong nhóm của mình. Ngoài ra còn mở chùa, trường học, bệnh viện, … Tuy nhiên họ vẫn nằm trong 7 bang nguyên thủy ban đầu nên được gọi là Thất Phủ Ngũ Bang (七府五幫)

Về sau này, người Hoa ngày càng phổ biến và sinh sống ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nguồn gốc từ ban đầu là Thất Phủ vẫn còn, các chùa thờ Quan Đế được con em người Hoa xây dựng được gọi là Thất Phủ Võ Miếu – 七府武廟 hoặc Thất Phủ Quan Đế Miếu七府關帝廟 hay gọi tắt là Quan Đế Miếu, các chùa thờ bà Thiên Hậu được gọi là Thất Phủ Thiên Hậu Cung – 七府天后宮

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.