
Lân Sư Rồng Tinh Phúc Đường mừng Chùa Ông Thủ Đức năm mới 2020 福星堂龙狮团拜年守德市七府关帝庙
Vào ngày 27 tháng 1 năm 2020 tức Mùng 3 Tết, đội lân sư rồng Tinh Phúc Đường biểu diễn tại Thất Phủ Quan Đế Miếu Thủ Đức mừng năm mới – 福星堂龙狮团拜年越南守德市七府关帝庙
Buổi sáng mùng 3 Tết, Thất Phủ Quan Đế miếu đã tiếp đón đội lân sư rồng Tinh Phúc Đường – 福星堂龙狮团 đến biểu diễn và vào bái lạy đức quan thánh. Tại buổi biểu diễn, đội lân sư rồng Tinh Phúc Đường sau khi vào lạy đức Quan Thánh theo nghi lễ người Hoa, đã biểu diễn trống, lân và rồng rất đặc sắc và để lại nhiều tình cảm cho người hâm mộ. Đặc biệt tiết mục múa rồng của đội lân sư rồng Tinh Phúc Đường đã được nhiều khán giả khen ngợi. Đại diễn của đội lân cũng đã gửi lời chúc tốt đẹp đến Thất Phủ Quan Đế Miếu, chùa Ông Thủ Đức. Đại diện của ban trị sự Thất Phủ Quan Đế Miếu cũng đã cảm ơn, gửi lại lời chúc sức khỏe, thành công, … cho đội lân và tặng phong bao lì xì may mắn đầu năm


Múa lân sư rồng từ lâu được xem là loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian được nhiều người dân ưa thích vào mỗi dịp lễ, Tết. Theo quan niệm của dân gian, hình ảnh của lân – sư – rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng và mang đến nhiều điềm lành. Với ý nghĩa đó, múa lân sư rồng thường diễn ra vào dịp Tết Thượng nguyên, Tết Trung thu và nhất là Tết Nguyên đán.
Ngoài ra , thông truyền thống người Hoa, Lân – Sư – Rồng còn là những vật linh thuộc giới nhà Phật, khi rước vào nhà sẽ trừ hết những khí tà, yêu, … cũng như tiếng trống giục giã, mạnh mẽ, … sẽ mang lại nhiều điềm lành, điềm may mắn. Bên cạnh đó còn có ông Địa với ý nghĩa sẽ mang lại tài lộc cho gia đình. Khi múa lân sư rồng, thường có các tiết mục khác bao gồm : đi Mai Hoa Thung, biểu diễn binh khí, biểu diễn đánh trống, lân leo cột, biểu diễn võ thuật, … Trong đó, khó nhất và đòi hỏi công phu nhất chính là biễu diễn Lân đi Mai hoa thung (梅花樁)
Mai Hoa Thung chính là đứng trên các cọc gỗ, mặt cọc xòe như hoa mai, khoảng cách giữa các cánh hoa là từ 8 tấc đến 1 thước 20 phân, cao thấp khác nhau, trật tự của những đóa hoa này không theo một trật tự nhất định. Khi biểu diễn múa Lân Sư Rồng trên Mai Hoa Thung, đòi hỏi cả người cầm đầu lân và người cầm đuôi lân phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ý để khi bước và nhảy qua lại sẽ không vướng, hụt chân té, … do đó đòi hỏi sự luyện tập cực kỳ cao độ