Quan Công – Quan Thánh Đế Quân
Có thể nói đức Quan Công hay còn gọi là Quan Thánh Đế Quân là nhân vật mà hầu như ai đều biết bởi vũ công siêu quần và đức tính trọng nghĩa khí không ai bằng nên được người Hoa lẫn người Việt thờ phụng khắp nơi
Quan Vũ (chữ Hán: 關羽, ? – 220), cũng được gọi là Quan Công (關公), tự là Vân Trường (雲長) nên còn được gọi là Quan Vân Trường là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị và Trương Phi do đó nổi tiếng với điển tích “Đào Viên Kết Nghĩa”.
Cùng với Lưu Bị và Trương Phi, 3 người tham gia phò Hán Thất, diệt giặc Khăn Vàng – Hoàng Cân. Sau này, được sự giúp sức của Khổng Minh – Gia Cát Lượng. Lưu Bị cùng Tôn Quyền và Tháo chia ba thiên hạ nên gọi là thời kỳ Tam Quốc. Thào Tháo ở phía Bắc gọi là Bắc Ngụy, Tôn Quyền ở phía Đông gọi là Đông Ngô. Còn Lưu Bị ở phía Tây gọi là Tây Thục. Lưu Bị xưng đế ở Tây Thục. Phong Quan Công là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung
Quan Công theo sử sách mô tả là người có khuôn mặt đỏ, thường mặc cẩm bào xanh, tay cầm thanh Long Đao, cưỡi ngựa xích thố. Khi lâm trận uy phong lẫm liệt. Lập nhiều chiến tích vang dội như trảm Nhan Lương, chém Văn Sú, qua 5 ải chém 6 tướng, … nhưng ông cũng là người trọng nghĩa khí, nặng tình huynh đệ. Ở trận Tương Dương, Lưu Bị giao ông chăm sóc 2 người vợ của Lưu Bị, do Tháo Tháo truy đuổi, ông đành phải chịu hàng với điều kiện 2 chị dâu phải được chăm sóc tử tế và không người quấy nhiễu. Sau đó ông đã đánh trận, chém 2 tướng của Viên Thiệu để giải vây và trả ơn Tào Tháo. Đặc biệt sau trận Xích Bích, ông được phân công bắt Tào Tháo ở đường Hoa Dung nhưng cam chịu tội để tha Tào Tháo vì ơn đã hậu đãi ông khi xưa để lại điển tích nổi tiếng “Hoa Dung Đạo – quan công tha Tào Tháo”
Có thể nói Quan Công đã để lại hậu thế rất nhiều điển tích về chiến công cũng như về nghĩa khí như : Đào Viên Kết Nghĩa, tam anh chiến Lữ Bố, trảm Nhan Lương, chém Văn Sú, qua 5 ải chém 6 tướng, thủy chiến bắt Bàng Đức, Hoa Đà chữa thương, Hoa Dung đạo, đơn đao phó hội, quan công tha Hoàng Trung,…
Về sau, khi ông trấn thủ Kinh Châu, được lệnh Lưu Bị đưa quân đánh Phàn Thành của Tào Tháo bị Lữ Mông là tướng Tôn Quyền đưa quân đánh úp Kinh Châu phía sau nên bị bại trận bị tướng Đông Ngô là Phan Chương bắt cùng con trai là Quan Bình. Cả hai cha con đều không chịu hàng nên bị giết chết. Tướng của quan Công là Châu Thương cũng tự sát chết theo
Người đời sau cảm phục nghĩa khí của Quan Công nên lập chùa miếu, thờ phụng rất nhiều. Đặc điểm chung là khi thờ đều thờ 3 người với Quan Công mặt đỏ ở giữa, bên trái là con trai Quan Bình mặt trắng tay cầm binh thư, bên phải là tướng Châu Thương mặt đen tay cầm cây Long Đao
Người đời sau cũng truyền lại câu thơ nói về ông :
Xích diện bỉnh xích tâm, kỵ Xích thố truy phong, trì khu thời, vô vong Xích đế
Thanh đăng quang thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi xứ, bất quý thanh thiên
Dịch nghĩa:
Mặt đỏ lòng son, cưỡi Xích thố như gió, khi rong ruổi không quên vua Đỏ.
Đèn xanh xem sử xanh, nương thanh long yển nguyệt, chốn ẩn vi chẳng thẹn với trời xanh